Tuy nhiên, trong thời buổi thị trường có quá nhiều vật liệu xây dựng trôi nổi cùng với việc các gia chủ chưa có đầy đủ thông tin về yêu cầu kỹ thuật cũng như quy trình thi công nên phó mặc hoàn toàn cho các nhà thầu. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn những kinh nghiệm quý báu trong xây dựng móng, hãy cùng tham khảo nhé!
Các công đoạn chủ yếu trong quá trình xây dựng:
1. Công tác ép cọc
Đối với các khu đất làm trên ao hồ san lấp, để đảm bảo an toàn, cần thực hiện việc khoan ép cọc bê tông cốt thép.
Đây là hạng mục rất dễ gây ảnh hưởng đối với các khu đất và nhà cửa lân cận, vì vậy, cần kiểm tra bê tông và thép cọc để tránh trường hợp cọc không đủ tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình xây dựng. Nên thực hiện hướng ép cọc theo chiều sao cho phần đất bị nén đẩy ít gây ảnh hưởng đến các khu vực xung quanh. Công việc khoan ép cọc cần phải được giám sát chặt chẽ bởi người có chuyên môn như kiến trúc sư xây dựng vì đây là giai đoạn rất quan trọng của công trình.
2. Công tác móng nhà
Móng nhà hay còn gọi là móng nền là phần nằm dưới cùng trong kết cấu kỹ thuật xây dựng, nó trực tiếp đảm nhiệm chức năng chịu sức ép của những cả ngôi nhà hay công trình xây dựng.
Nền móng là phần nằm dưới đáy móng chịu phần lớn trọng tải của công trình đè xuống, được chôn sâu và kỹ. Móng là yếu tố quan trọng đầu tiên trong bất kỳ công trình nào vì nó đảm bảo độ bền, kiên cố và là nền tảng nâng đỡ của cả công trình hay nhà ở.
Móng nhà giống như những chân đế với kích thước và hình dạng khác nhau tùy theo tính chất của khu đất và độ cao, tải trọng của các tầng bên trên. Bên cạnh đó nền đất mềm, xốp thì có kết cấu móng cũng khác so với nền đất rắn và cao.
Móng nhà là nền tảng của ngôi nhà, là bộ phận chịu tải trọng toàn bộ công trình bên trên, vì vậy lớp lót khi làm móng cần có độ phẳng. Nếu dùng gạch vỡ thì phải trộn vữa xi măng rải đều, không nên dùng các loại phế thải xây dựng để làm lớp lót móng. Thông thường sử dụng đá 4x6 cm để làm lớp lót... Hố móng phải khô ráo để đất ở đáy móng không bị trôi, làm giảm độ chặt của đất. Tránh sạt lở, sụt hố móng. Cần lưu ý các lỗi kỹ thuật để đặt ống thoát nước và cấp nước, tránh đục phá gây khó khăn và lãng phí vật liệu. Đặc biệt, cần có phương án xem xét nguy cơ ảnh hưởng các công trình lân cận.
3. Công tác ván khuôn
Khuôn móng dùng để tạo hình dạng cho các kết cấu bê tông và bê tông cốt thép trong quá trình thi công bê tông. Gỗ, thép là những vật liệu chủ yếu để làm ván khuôn. Ván khuôn khi lắp đặt phải kín khít, vững chắc, không cong vênh. Kích thước hình học ván khuôn phải chính xác để công tác hoàn thiện được dễ dàng và không hao phí vật tư. Làm sạch và luôn chống dính bên trong, luôn giữ ẩm (đối với ván khuôn gỗ).
4. Công tác trộn bê tông
Cần đặc biệt lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt cấp phối, thiết kế yêu cầu, không tự ý đổ lượng nước quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến giảm cường độ và chất lượng bê tông. Các cốt liệu (cát, đá, sỏi…) dùng trong đổ móng cần đảm bảo sạch và đồng đều. Nên trộn bê tông trong thời gian từ 2 - 3 phút để hỗn hợp bê tông đồng nhất, công tác đổ bê tông thực hiện sau đó không quá 45 phút để đảm bảo chất lượng mác.
5. Bảo dưỡng bê tông
Sau khi đổ bê tông, cần bảo dưỡng liên tục trong ít nhất 7 ngày để bê tông đạt cường độ ban đầu tốt nhất. Cần lưu ý, trong quá trình đông kết, nếu nước trong lòng bê tông không đủ cho thủy hóa, cường độ bê tông có thể ngừng phát triển và nứt nẻ. Phun nước vào cốp pha là cách giữ ẩm tốt nhất. Cần lưu ý phun đều, tia nước nhỏ với chu kỳ phun đều đặn. Ngoài ra, cần đảm bảo che đậy bê tông sau khi đổ để giữ nước và chống nắng cho bê tông. Các chất liệu thường được sử dụng bao gồm các mạt cưa, rơm rạ... Nếu gặp nắng gắt, nên dùng bạt hoặc vỏ vỏ bao xi măng.”
Trên đây là những chia sẻ về kinh nghiệm thi công móng nhà đảm bảo chất lượng với chi phí hợp lý.