Tìm hiểu về Gỗ MFC
Gỗ MFC là một loại gỗ công nghiệp được tạo thành từ 2 thành phần lõi ván dăm và mặt melamine. Gỗ MFC được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện đại, chúng còn được gọi với những tên khác như: gỗ ván ép hoặc gỗ ván dăm phủ Melamine.
Trong đó MFC là từ viết tắt của Melamine Face Chipboard (ván phủ Melamine)
Cấu tạo của gỗ MFC
Gỗ MFC được cấu tạo từ 2 phần: Lõi ván dăm và bề mặt phủ melamine.
Ván dăm: Thường được sản xuất từ gỗ rừng trồng từ các loại cây thu hoạch ngắn ngày như keo, cao su, bạch đàn… Thân gỗ sau khi được khai thác sẽ được nghiền nhỏ thành dăm gỗ, kết hợp với keo, ép lại thành tấm bằng cường độ áp suất nén cao.
Mặt Melamine: Có tác dụng tạo thẩm mỹ, chống trầy xước, chống cháy và chống thấm bề mặt. Lớp bề mặt này thường có giả vân gỗ hoặc giả kim loại tùy theo quy cách của các nhà sản xuất
Quy cách tấm tấm của gỗ MFC
Gỗ MFC được sản xuất thành ván MFC và thường có các kích thước cơ bản sau:
Kích thước:
1,830mm x 2,440mm (Sai số +/- 5 mm)
1,220mm x 2,440mm (Sai số +/- 5 mm)
Độ dày: 16mm, 18mm & 25 mm (Sai số +/- 0,3mm) Độ dày tùy chọn theo yêu cầu
Lớp phủ Melamine: Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà người ta phủ Melamine từ 1.5mm – 50mm một hoặc hai mặt khác nhau.
Các loại tấm MFC trên thị trường
Bảng so sánh các loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF, Plywood
Bảng so sánh các loại gỗ công nghiệp MFC, MDF, HDF, Plywood
Theo như cấu tạo Gỗ MFC bao gồm 2 phần lõi ván dăm và bề mặt melamine. Tuy nhiên trên thực tế, sản phẩm còn có thể được sử dụng thêm một lớp chống ẩm và tạo thành gỗ MFC chống ẩm rất được ưu chuộng với giá thành đắt hơn.
Ưu nhược điểm
Ưu điểm
Bề mặt bền (chống trầy, chống cháy)
Giá thành rẻ hơn so với MDF, Veneer (60%)
Màu đảm bảo đồng nhất (do sản xuất sẵn từ nhà máy)
Thời gian thi công nhanh thích hợp cho các dự án gấp (không phải sơn phủ hoàn thiện)
Lõi gỗ dăm bám ốc vít tốt, tạo độ chắc bền hơn cả gỗ MDF.
Màu sắc Melamine đa dạng và luôn sẵn có dễ dàng lựa chọn.
Nhược điểm
Cạnh hoàn thiện bằng chỉ PVC nên không có độ liền lạc cao
Đa số chỉ PVC chỉ có bề rộng 28mm nên hạn chế về độ dày mặt bàn (trừ một số màu mới có chỉ dày đến 55mm)
Bề mặt không tự nhiên (trừ một số màu mới giống veneer)
Giá thành
Thường là loại gỗ công nghiệp rẻ nhất so với các sản phẩm khác như gỗ MDF, Venner
Ứng dụng
Có thể sử dụng cho hầu hết các sản phẩm nội thất theo phong cách hiện đại và đơn giản như: kệ tivi, tủ quần áo, bàn làm việc, ốp trần, ốp tường,…